
13
12/19
13/12/2019
Bài thuốc “CHỮA HO DO TỲ PHẾ KHÍ HƯ”
257 lượt xemCông thức:
Vị thuốc | Liều dùng |
Ý dĩ | 24g |
Tô tử | 16g |
Bạch linh | 16g |
Sa sâm | 12g |
Hạnh nhân | 12g |
Bạch truật | 12g |
Tang bạch bì | 12g |
Bán hạ chế | 12g |
Mật ong | 8g |
Cam thảo | 4g |
Cách bào chế: Các vị bào chế thường quy. Hợp làm 1 thang sắc uống
Cách dùng: Lấy 300ml nước thuốc đặc chia làm 3 lần sáng, trưa, chiều uống trước khi ăn 30 phút
Công dụng: Ích khí, kiện tỳ, hóa đờm chỉ ho
Chủ trị: Tỳ phế khí hư dẫn đến ho đàm loãng, kém ăn, đầy bụng, đại tiện phân loãng
Phân tích bài thuốc:
1. Ý dĩ:
- Vị ngọt, hơi hàn, tính bình; Quy vào các kinh Phế, Tỳ, Vị, Can.
- Ý dĩ được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh như: ho, sỏi, hỗ trợ làm đẹp, giảm cân,… Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng, ý dĩ còn có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
2. Tô tử:
- Vị cay, tính ấm. Qui vào kinh Tỳ, Phế.
- Tô tử có tính kháng khuẩn, thải độc, bổ phế, chỉ khái. Giúp điều trị các chứng thương phong cảm mạo, sợ lạnh, sốt nóng, ngạt mũi, ho.
3. Bạch linh:
- Vị nhạt, tính bình; Qui vào kinh Tâm, Tỳ, Thận
- Có tác dụng trị đầy trướng, chữa ăn uống không tiêu, bí tiểu tiện, tiêu chảy, ho có đờm.
4. Sa sâm:
- Vị đắng, ngọt, tính mát; Qui vào kinh Phế, Vị
- Tác dụng thanh táo nhiệt, nhuận phế và ích vị sinh tân. Chủ trị các chứng sinh ra do phế có táo nhiệt
- Sa sâm thường được dùng để chữa viêm phế quản, ho khan, sốt, sản phụ ít sữa,…
5. Hạnh nhân:
6. Bạch truật:
- Vị ngọt, cay, hơi đắng, tính ấm; Quy vào kinh Tỳ, Vị.
- Có tác dụng ich khí, trừ thấp, bổ tỳ vị, chỉ hãn, táo thấp, ôn trung, an thai.
- Dược liệu này thường được sử dụng để bồi bổ thể trạng, nâng cao sức khỏe, chữa chứng suy nhược, ăn uống kém, tiêu chảy kéo dài, thai động không yên và đau nhức xương khớp
7. Tang bạch bì:
- Vị ngọt, tính hàn; Quy vào kinh Phế, Tỳ
- Cố tác dụng thanh nhiệt ở phế và dịu hen. Lợi tiểu, chữa phù.
8. Bán hạ chế:
- Vị cay, tính bình; Quy vào kinh Phế, Tỳ, Vị
- Có tác dụng giáng nghịch, chỉ ho, trừ đờm, chống nôn. Dùng trị các chứng bệnh ho do đàm thấp, biểu hiện ho có đờm nhiều, hoặc ho do viêm phế quản mạn tính. Còn dùng khi vị khí thượng nghịch gây nôn. Có thể dùng ngoài để giải độc.
9. Mật ong:
-
Vị ngọt thanh, tính bình; Quy vào 3 kinh Tỳ, Phế, Đại Trường
-
Tác dụng bổ trung, nhuận táo, giải độc, chỉ thống, làm giảm tăng tiết dịch vị dạ dày.
10. Cam thảo:
- Vị ngọt, tính bình; Quy vào các kinh Tỳ, Vị, Tâm, Phế
- Có tác dụng ích khí, nhuận phế, chỉ khát, thông kinh mạch.