Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?
12 09/19
12/09/2019

Bệnh thoát vị đĩa đệm là gì? Triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị như thế nào?

623 lượt xem

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý thường gặp ở độ tuổi 25-55, gây ra những cơn đau buốt sống lưng đột ngột. Những quan niệm sai lầm về thoát vị đĩa đệm có thể gây ra biến chứng rất nguy hiểm.

Thoát vị đĩa đệm và các quan niệm sai lầm nhất

Hầu hết các bệnh nhân bị thoát vị thường bắt đầu với những cơn đau ngắt quãng, thường mức đau sẽ tăng lên khi đứng hoặc ngồi quá lâu. Tuy nhiên khi nghỉ thì cơn đau lại hết nên bệnh nhân rất hay chủ quan cho rằng đau là do co cơ nên vẫn duy trì thói quen sinh hoạt cũ: Hay ngồi lâu, thích chơi môn thể thao vận động mạnh như tenis, bóng đá, cử tạ… làm bệnh càng trầm trọng.

Nhiều trường hợp điều trị thoát vị với thái độ “chủ quan”, không kiên trì chữa dứt điểm. Ngoài việc luôn duy trì những sinh hoạt không hợp lý cùng với dùng thuốc ngắt quãng gây nên tình trạng “nhờn thuốc” xảy ra phổ biến hơn, các đĩa đệm đã bị thoái hóa thì ngày càng trở nên xơ cứng, giòn đứt, thậm chí vỡ đĩa đệm mất khả năng phục hồi.

Thoát vị đĩa đệm là gì?

Bệnh thoát vị đĩa đệm là tình trạng lớp bao xơ bên ngoài của đĩa đệm khi lão hóa hoặc thoái hóa sẽ rách ra, khối nhân nhày thoát ra ngoài chèn ép vào tủy sống hoặc rễ thần kinh gây ra những cơn đau dữ dội. Tùy vị trí cột sống bị thoát vị mà tên gọi của bệnh cũng khác nhau, thông thường có hai dạng chính là thoát vị đĩa đệm cột sống lưng và cổ.

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý vô cùng phổ biến ở đàn ông. Về lý thuyết, cột sống và cơ quan sinh dục không có mối liên quan nào. Thế nhưng cột sống lại ảnh hưởng rất lớn đến tư thế quan hệ, theo phản ánh của phần đông nam giới, những cơn đau thoát vị khiến chất lượng sinh lý của họ bị ảnh hưởng đáng kể.

So sánh đĩa đệm bình thường và đĩa đệm thoát vị

Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?

Thoát vị càng nặng càng tiềm ẩn nhiều biến chứng nghiêm trọng, dưới đây là một số vấn đề bạn cần lưu ý:

  • Ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt: Khó khăn trong việc cúi, xoay người, vươn người lấy đồ trên cao, đau buốt khi làm việc nặng, thậm chí đau sau mỗi cơn ho…
  • Rối loạn tiểu tiện: Bí tiểu, tiểu không tự chủ, hệ lụy của việc các dây thần kinh thắt lưng bị chèn ép.
  • Đau thần kinh tọa: Cơn đau buốt dọc đường đi của dây thần kinh tọa kéo từ thắt lưng lan qua mông xuống chân.
  • Teo cơ: Các tổ chức thần kinh các chi chân và tay bị chèn ép, máu không lưu thông đến nuôi cơ khiến cơ chân tay bị teo đi, khó khăn trong việc đi lại.
  • Rối loạn cảm giác: Tê bì chân tay quá mức khiến người bệnh mất cảm giác linh hoạt chân tay, thậm chí không cảm nhận được nóng lạnh.
  • Liệt: Thường thì nếu biến chứng teo chân không được can thiệp sớm, việc liệt chân là điều hoàn toàn có thể

Dấu hiệu, triệu chứng thoát vị đĩa đệm

Theo các chuyên gia về cột sống và đĩa đệm, đau buốt nhói cột sống chính là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm. Triệu chứng đau phụ thuộc vào vị trí thoát vị. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống lưng, bệnh nhân sẽ cảm thấy chân tay tê bì, đau lưng, đau thần kinh liên sườn, đau dọc theo dây thần kinh tọa, đi lại khó khăn thậm chí teo chân… Còn biểu hiện của thoát vị đĩa đệm cổ lại đặc trưng với cơn đau đốt sống cổ, cổ kém linh hoạt, cứng cổ vào buổi sáng, đau vai gáy, tê bì cánh tay…

Nguyên nhân thoát vị đĩa đệm?

  • Tuổi tác:Thoái hóa là quá trình tất yếu của thời gian khó tránh khỏi. Sự lão hóa khiến đĩa đệm bị bào mòn và mất nước, sụn khớp hư tổn, vi thể tổn thương. Chỉ cần sự chèn ép đủ lớn và lâu ngày, bao xơ dễ dàng bị rách và nhân nhầy thoát ra ngoài.
  • Thói quen sinh hoạt và đặc thù công việc: Dân văn phòng, tư vấn viên, công nhân, bán hàng, người lao động ngồi, đứng quá lâu, mang vác vật nặng… hoặc thói quen làm việc như gù lưng, vẹo lưng, nghe điện thoại bằng tai..  sai tư thế trong một thời gian dài sẽ gây áp lực lên cột sống vốn đã yếu ớt và hình thành bệnh.
  • Chấn thương: Một cú đánh, một cú ngã hoặc chấn thương trong thể thao, gym… sẽ khiến đĩa đệm bị tác động đột ngột và nứt, rách bao xơ.
  • Bẩm sinh:Nhiều người có di truyền cột sống yếu, dễ bị thoái hóa và thoát vị đĩa đệm.

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Theo thống kê của hội y khoa Việt Nam, tỷ lệ thành công khi chữa trị thoát vị đĩa đệm phụ thuộc vào các yếu tố sau:

  • Phương pháp điều trị: Thoát vị đĩa đệm không phải căn bệnh đơn giản, bởi vậy cần kết hợp nhiều biện pháp điều trị bảo tồn như thuốc nam, vật lý trị liệu, luyện tập… thậm chí là phẫu thuật nếu cần thiết.
  • Tình trạng bệnh lý: Thoát vị giai đoạn 1,2,3 có thể điều trị bảo tồn, trường hợp thoát vị quá nặng, có biểu hiện của teo cơ thì bác sĩ có chỉ định mổ để tránh nguy cơ liệt.

Tính kiên trì: Muốn chữa được thoát vị đĩa đệm, người bệnh phải xác định chăm chỉ và kiên trì, không được bỏ ngang giữa chừng.

Phương pháp chữa thoát vị đĩa đệm hiệu quả nhất hiện nay:

Theo nghiên cứu có tới 85% bệnh nhân thoát vị đĩa đệm hoàn toàn có thể điều trị bảo tồn mà không cần động đến dao kéo. Thay vào đó, lựa chọn các bài thuốc Đông Y kết hợp với tập luyện thể dục là cách tối ưu nhất. Và Xương khớp Huy Hoàng xứng đáng để bệnh nhân tham khảo và tìm hiểu trước khi nghĩ đến việc can thiệp bằng phẫu thuật.

Với cơ chế kháng viêm, đào thải độc tố, bào mòn khối thoát vị đồng thời bổ sung dưỡng chất cho sụn khớp, làm tăng tiết hoạt dịch ổ khớp, Xương khớp Huy Hoàng điều trị tận gốc rễ bệnh và dự phòng tái phát lâu dài. Thống kê cho thấy có trên 80% bệnh nhân đạt kết quả tốt khi dùng thuốc, nhiều năm sau không thấy tái phát. Xương khớp Huy Hoàng thực sự mở ra hướng điều trị thoát vị đĩa đệm mới, an toàn hiệu quả mà không cần phẫu thuật.

huyhoang
huyhoang
Gửi tin nhắn cho chúng tôi