
Nhu cầu năng lượng
513 lượt xemTheo nghiên cứu của các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu kẽm cần bổ sung hằng ngày cho các lứa tuổi như sau:
– Trẻ sơ sinh 0 – 6 tháng tuổi: 2 mg/ngày
– Trẻ sơ sinh 7 – 11 tháng tuổi: 3 mg/ngày
– Trẻ em 1 – 3 tuổi: 3 mg/ngày
– Trẻ em 4 – 8 tuổi: 5 mg/ngày
– Trẻ em 9 – 13 tuổi: 8 mg/ngày
– Nam 14 tuổi trở lên: 11 mg/ngày
– Nữ 14 – 18 tuổi: 9 mg/ngày
– Nữ 19 tuổi trở lên: 8 mg/ngày
– Phụ nữ mang thai từ 18 tuổi trở lên: 11 – 12 mg/ngày
– Phụ nữ đang cho con bú từ 18 tuổi trở lên: 12 – 13 mg/ngày
Do cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh khoáng chất quan trọng này, vì vậy việc ăn nhiều thực phẩm giàu kẽm hằng ngày là rất cần thiết. Những nguồn thực phẩm giàu kẽm bao gồm: hàu, thịt bò, cua biển, tôm, hạt bí ngô tươi…
Để nhận được nhiều kẽm hơn từ chế độ ăn uống, nên chú ý:
– Hạn chế uống rượu và cà phê, hai thứ này đều kích thích việc đi tiểu. Bạn càng đi tiểu nhiều thì lượng kẽm trong cơ thể càng bị bài tiết ra ngoài nhiều hơn.
– Không nấu nướng thực phẩm quá chín: Hấp cách thủy, nướng hay luộc sẽ cắt giảm lượng kẽm trong thực phẩm đi một nửa, nhất là với đậu.
Tuy nhiên, không nên bổ sung quá liều chất kẽm vì việc ngộ độc kẽm có thể xảy ra, đặc biệt là khi lạm dụng thuốc ho và thuốc cảm. Khi sử dụng kẽm quá liều, có thể gặp triệu chứng đau bụng, buồn nôn, nôn mửa, cảm giác đắng trong miệng, tiêu chảy, chuột rút…