Uống trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày – Bạn đã biết chưa?
08 11/19
08/11/2019

Uống trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày – Bạn đã biết chưa?

246 lượt xem

Không chỉ được biết đến với công dụng an thần, giảm lo lắng, căng thẳng, trà hoa cúc còn có khả năng cải thiện triệu chứng đau, nóng rát, sưng viêm niêm mạc thực quản do trào ngược dạ dày. Nhiều chuyên gia cho biết, uống một cốc trà hoa cúc mỗi khi xuất hiện cơn trào ngược hoặc trước khi đi ngủ có thể cải thiện được bệnh đáng kể.

Trà hoa cúc – thảo dược khắc phục được triệu chứng khó chịu của bệnh trào ngược dạ dày.

Giới thiệu về trà hoa cúc

Trà hoa cúc (tên khoa học là Chrysanthemum Indicum, thuộc họ Asteracea) có thành phần chính từ hoa cúc Đức khô. Đây là loại thảo mộc có vị cay, hơi đắng, tính mát, có khả năng thanh nhiệt, giải độc, bổ não, bổ thần kinh, dịu cơn đau dạ dày và một số vấn đề về đường tiêu hóa khác.

Thành phần hóa học:

Trong trà hoa cúc có chứa những thành phần chính sau:

  • Tinh dầu hoa cúc bisabolol (levomenol): Đây là hoạt chất có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, chống kích ứng và dị ứng. Ngoài ra, người ta thường thêm bisabolol trong các loại kem dưỡng da để làm giảm bong tróc, kích thích quá trình tự phục hồi của da, giúp phái nữ sở hữu làn da rạng ngời.
  • Apigenin: Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng, hoạt chất apigenin trong hoa cúc có khả năng ngăn cản tế bào ung thư lan rộng, đồng thời khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc hóa trị.

Tác dụng dược lý:

Trà hoa cúc có những lợi ích đối với sức khỏe như sau:

  • Cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giải cảm
  • Dịu mẩn đó do nóng trong người
  • Cải thiện sức khỏe cho đôi mắt
  • Ngăn ngừa ung thư
  • Trị mất ngủ, hạ huyết áp
  • Giải nhiệt
  • Nhuận gan, tiêu độc
  • Giảm đau bụng kinh
  • Dịu cơn đau nhức đầu do căng thẳng, dịu nhẹ thần kinh
  • Trị hôi miệng
  • Cải thiện sức khỏe đường tiêu hóa, giảm viêm đau ở dạ dày, thực quản do trào ngược.
  • Trà hoa cúc cũng có tác dụng điều trị vấn đề hệ tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy, hội chứng ruột kích thích.
  • Ngoài ra, trà hoa cúc còn chứa Apigenin – đây là hoạt chất có tác dụng ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư, giảm cung cấp máu đến khối ung thư. Các nghiên cứu ban đầu cũng cho thấy, trà hoa cúc đặc biệt có lợi cho người bị loét miệng do xạ trị hay hóa trị.

Công dụng của trà hoa cúc trong việc điều trị bệnh trào ngược dạ dày

Từ lâu, trà hoa cúc được được nhiều người công nhận như một chất chống viêm, kháng khuẩn. Trào ngược dạ dày khiến cho axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản, gây sưng, viêm đau rát tại thực quản. Uống một tách trà hoa cúc có thể giúp cải thiện tình trạng trên. Nhiều ý kiến cho rằng, khả năng chống viêm của loại thảo dược này không hề kém cạnh các loại thuốc NSAID không kê đơn (chẳng hạn aspirin hoặc ibuprofen).

Uống một tách trà hoa cúc có thể giúp cải thiện tình trạng sưng, viêm đau rát tại thực quản.

Trà hoa cúc còn có khả năng cải thiện, giảm thiểu triệu chứng lo lắng, trầm cảm. Một nghiên cứu năm 2009 cho biết, hơn 50% người dùng không còn cảm thấy lo âu, bồn chồn khi dùng dùng trà hoa cúc hằng ngày. Một nghiên cứu khác được công bố vào năm 2012 cũng đã chứng minh được loại thảo mộc này có thể giảm triệu chứng trầm cảm. Về lý thuyết, trầm cảm, lo âu kéo dài vốn là một trong những tác nhân phổ biến kích hoạt cơn trào ngược hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Vì thế, uống trà hoa cúc cũng giúp giảm thiểu hoặc ngăn ngừa các đợt phát bệnh do căng thẳng.

Hướng dẫn cách giảm triệu chứng khó chịu do cơn trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc

Để khắc phục chứng trào ngược dạ dày, bạn chỉ cần cần chuẩn bị 1 nắm trà hoa cúc (hoa cúc khô) đem hãm với nước sôi, đợi khi nước âm ấm thì dùng. Uống một cốc trà hoa cúc khoảng 30 phút – 1 tiếng trước khi đi ngủ hoặc khi bị trào ngược dạ dày để ngăn ngừa và cải thiện chứng nóng rát, sưng đau ở họng.

Một số lưu ý khi dùng trà hoa cúc trị trào ngược dạ dày

Nghiên cứu cho thấy trà hoa cúc có khả năng cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày thực quản do viêm dạ dày hoặc căng thẳng, tuy nhiên, thảo dược trên không có tác dụng trị bệnh tận gốc bệnh.

Khi bị trào ngược dạ dày thực quản, bạn nên đến bác sĩ thăm khám. Chuyên gia có thể đề nghị bạn một trong những biện pháp khắc phục không cần kê đơn như:

  • Thuốc kháng axit giúp trung hòa lượng aixt dư thừa trong dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc ức chế thụ thể H2 giúp giảm lượng axit mà dạ dày tiết ra. Trong trường hợp thuốc không kê đơn không có tác dụng hoặc tác dụng chậm, bác sĩ có thể kê thêm cho bạn một số thuốc dùng theo toa.
  • Thuốc theo toa prokinetic giúp dạ dày nhanh rỗng hơn bình thường.

Nếu biện pháp nội khoa không có khả năng cải thiện triệu chứng bệnh, chuyên gia sẽ chỉ định bạn phương pháp phẫu thuật để điều trị.

Bên cạnh việc dùng thuốc tây, bạn có thể uống trà hoa cúc để khắc phục triệu chứng trào ngược dạ dày an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:

  • Trà hoa cúc có thể làm tăng khả năng hoạt động của thuốc chống đông máu như warfarin (Coumadin), cần thận trọng hoặc tốt nhất không nên dùng đồng thời.
  • Phần lớn mọi người có thể dùng trà hoa cúc mà không gặp phải tác dụng không mong muốn nào. Tuy vậy, bạn vẫn có khả năng bị dị ứng với thảo mộc nếu từng dị ứng với các loại thực vật thuộc họ Asteraceae. Các triệu chứng của dị ứng bao gồm: khó thở, phát ban da, sưng cổ họng. Sốc phản vệ (hiện tượng nguy hiểm đến tính mạng) có thể xảy ra nếu bị dị ứng nghiêm trọng, cần được cấp cứu ngay lập tức. Do đó, không dùng trà hoa cúc nếu bạn bị dị ứng.
  • Phụ nữ mang thai và đang cho con bú không nên dùng trà hoa cúc khi chưa được bác sĩ cho phép.
  • Trà hoa cúc có thể gây buồn ngủ. Không lái xe hoặc vận hành máy móc trong tình trạng không tỉnh táo.
  • Nếu triệu chứng trào ngược dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và tìm cách khắc phục.

Trên đây là một số thông tin về cách chữa trào ngược dạ dày bằng trà hoa cúc. Mặc dù không điều trị dứt điểm, song bạn vẫn có thể dùng thảo dược trên để cải thiện triệu chứng khó chịu do cơn trào ngược dạ dày thực quản gây nên. Chamcondungcach không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay phương pháp điều trị thay thế tham vấn của bác sĩ chuyên khoa.

 

huyhoang
huyhoang
Gửi tin nhắn cho chúng tôi