
Tìm hiểu 4 giai đoạn của bệnh thoái hóa khớp gối
294 lượt xemThoái hóa khớp gối được chia thành 4 giai đoạn theo tiêu chuẩn chẩn đoán thoái hoá khớp của Kellgren và Lawrence. Trong đó giai đoạn 4 là giai đoạn nghiêm trọng nhất.
Thoái hóa khớp gối là gì?
Tổn thương chính trong thoái hóa khớp gối biểu hiện bởi tình trạng mòn và bong nứt lớp sụn. Lớp sụn khớp bị bào mòn sẽ để lộ xương dưới sụn, khi vận động khớp gối, hai đầu xương sẽ cọ xát vào nhau dẫn đến kích thích dây thần kinh gây đau.
Ngoài tổn thương ở sụn khớp và các biến đổi ở bề mặt khớp còn bao gồm: sự viêm dày của bao hoạt dịch khớp gối, sự hình thành gai xương ở rìa khớp gối gây ra những cơn đau mạn tính và cuối cùng là sự biến dạng khớp gây ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động khớp gối.
Các giai đoạn của thoái hóa khớp gối
1. Giai đoạn 1: Thoái hóa khớp gối độ 1

Lưu ý điều trị:
Nếu không có các triệu chứng bên ngoài của viêm khớp để điều trị, bệnh nhân sẽ không phải trải qua bất kỳ phương pháp điều trị nào cho viêm khớp giai đoạn 1.
Tuy nhiên, nếu bệnh nhân có khuynh hướng hoặc có nguy cơ cao, bệnh nhân nên uống thuốc bổ, chẳng hạn như glucosamine và chondroitin, hoặc bắt đầu tập thể dục để giảm nhẹ các triệu chứng thoái hóa khớp gối và làm chậm sự tiến triển của thoái hóa khớp.
2. Giai đoạn 2: Thoái hóa khớp gối độ 2

Lưu ý điều trị:
Ở giai đoạn 2, bệnh nhân cần phải hết sức thận trọng trong quá trình sinh hoạt và lao động để tránh những tác động xấu lên khớp thúc đẩy quá trình thoái hóa khớp. Người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khoa học: ăn uống phù hợp; kiểm soát cân nặng tránh để tránh thừa cân; hạn chế các tư thế xấu trong sinh hoạt như ngồi xổm, quỳ lạy; tập các bài thể dục thể dục nhẹ nhàng hoặc tham gia các môn có lợi (bơi lội, tập yoga, thái cực quyền) để tăng cường sức khỏe cơ xương khớp. Người nhà nên xem thêm bài viết Hướng dẫn chăm sóc người bệnh thoái hóa khớp gối đúng cách để chăm sóc tốt cho bệnh nhân.
3. Giai đoạn 3: Thoái hóa khớp gối độ 3

Lưu ý điều trị:
Vào giai đoạn này, bệnh nhân cần phải sử dụng các thuốc giảm đau, chống viêm không steroid, thuốc bôi tại chỗ hoặc tiêm corticoid nội khớp kết hợp phương pháp vật lý trị liệu cho người thoái hóa khớp gối để cải thiện các triệu chứng của bệnh này. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, sinh hoạt và vận động cũng phải được điều chỉnh cho phù hợp với thể trạng người bệnh lúc này.
4. Giai đoạn 4: Thoái hóa khớp gối độ 4

Lưu ý điều trị:
Thoái hóa khớp đầu gối giai đoạn 4 cần phải được điều trị tích cực bằng phương pháp nội khoa để tránh các biến chứng như hẹp khe khớp, biến dạng khớp, mất khả năng vận động khớp… Tuy nhiên, nếu điều trị nội khoa không đáp ứng có thể phải tiến hành điều trị ngoại khoa (nội soi khớp gối, đục xương chỉnh trục khớp, phẫu thuật thay khớp gối). Bệnh nhân nên cân nhắc kỹ có nên lựa chọn thay khớp nhân tạo hay không và nên tuân thủ các yêu cầu của chuyên gia, bác sĩ trong quá trình điều trị để giúp phục hồi khớp gối hiệu quả và tránh biến chứng, tái phát bệnh.

Xương khớp Huy Hoàng bổ can thận, tăng cường khí huyết, thông kinh lạc, trừ phong thấp, mạnh gân cốt *Sản phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh |