
Phác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế chi tiết
696 lượt xemPhác đồ điều trị trào ngược dạ dày thực quản bộ y tế
Điều trị trào ngược dạ dày thực quản được đặt ra như một vấn đề cấp thiết. Phần lớn nguy cơ của trào ngược hiện diện trong đời sống hằng ngày, có thể kiểm soát và đảo ngược.
Phác đồ Điều trị trào ngược dạ dày không dùng thuốc
- Giảm ăn các thức ăn gây kích ứng dạ dày mạnh như những món có vị cay nồng, ăn quá nhiều thịt, bia rượu.
- Chế độ ăn cần hạn chế khoai tây, các sản phẩm có chứa cam quýt, nước quả, bạc hà, sô cô la, các dung dịch đồ uống có chứa cafein.
- Tư thế khi ngủ đóng vai trò quan trọng. Trong những đợt cấp của trào ngược dạ dày thực quản hoặc khi vừa uống rượu bia và những đồ ăn kích thích bạn nên nằm đầu cao, tựa sau lưng một chiếc chăn hoặc gối dày. Tạo độ dốc từ dạ dày tới khoang miệng là cách đơn giản nhất giảm thiểu những cơn đau dọc thực quản và luồng trào ngược.
Phác đồ Điều trị trào ngược dạ dày dùng thuốc
Niêm mạc dạ dày và thực quản cần thời gian để hồi phục và khi hồi phục triệu chứng sẽ giảm. Việc dùng thuốc là cần thiết với những trường hợp dai dẳng mà thay đổi thói quen ăn uống không giải quyết được.
- Thuốc bảo vệ niêm mạc, trung hòa acid
- Hydroxit nhôm, magie (Phosphalugel, Maalox): tác dụng trung hòa acid liều lượng 1mg/kg/lần.
- Thuốc bọc niêm mạc (Smectite): 1-3 gói/ngày có tác dụng trung học acid đặc biệt có hiệu quả trong điều trị trào ngược kiềm.
- Sucrafat:có tác dụng bảo vệ niêm mạc nhờ tác dụng tạo hàng rào che phủ bề mặt niêm mạc và hỗ trợ làm lành niêm mạch. Thuốc được sử dụng với liều 1-3 gói/ngày.
- Thuốc điều hòa nhu động
– Domperidol maleat (Motilium): tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, tăng nhu động thực quản và tăng khả năng làm rỗng dạ dày. Liều dùng 0,4 – 2mg/kg/ngày chia 2-4 lần.
– Metoclopramide (Primperan): tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới, tăng nhu động thực quản nhưng ít tăng khả năng làm rỗng dạ dày. Liều dùng 0,1 – 1mg/kg/ngày chia 2-4 lần.
– Erythromycin: tác dụng làm tăng áp lực cơ thắt thực quản dưới và tăng khả năng làm rỗng dạ dày. Liều dùng 1 – 10mg/kg/ngày chia 2-4 lần.
- Thuốc ức chế bài tiết acid
– Thuốc kháng histamin H2: Có cơ chế tác dụng là ức chế bài tiết H+ do chẹn thụ thể H2 ở tế bào thành dạ dày, tác dụng giảm triệu chứng và làm lành niêm mạc. Gồm các thuốc Cimetidine, Ranitidin, Famotidin.
– Thuốc ức chế bơm proton: Ức chế bài tiết acid nhờ tác dụng bất hoạt men H+/K ATPase của tế bào thành dạ dày. Thuốc này có tác dụng hiệu quả và kéo dài hơn thuốc kháng histamin H2. Các thuốc ức chế bơm bao gồm: lansoprazole, omeprazole, esomeprazole.
Phương pháp điều trị trào ngược dạ dày tăng bậc
Khi nhận bệnh nhân có chẩn đoán trào ngược dạ dày thực quản, các bác sĩ sẽ lựa chọn phương pháp từ nhẹ tới nặng theo thứ tự:
- Điều trị không dùng thuốc
- Dùng thuốc kháng H2
- Dùng thuốc kháng bơm proton
- Tăng liều thuốc kháng bơm proton
- Điều trị ngoại khoa tạo hình lại cơ thắt tâm vị
Giải pháp cứu cánh hàng ngàn bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản.
Theo PGS.BS Nguyễn Trọng Nghĩa (Nguyên giảng viên đại học y dược TP.HCM) cho biết: Nguyên nhân chính gây trào ngược dạ dày thực quản là chế độ ăn uống thất thường, tinh thần người bệnh bất ổn khiến cho thức ăn nạp vào không thể giáng xuống mà trào ngược lên thực quản.
Thuốc nam trị trào ngược dạ dày thực quản Dr. Sơn một giải pháp cứu cánh cho bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản lâu năm.
Bác sỹ Sơn Nguyễn