
Lễ 30/4 năm nay: Tăng cường xử phạt 10 lỗi vi phạm giao thông, ra đường nhớ tuân thủ đúng nhé
828 lượt xemGhi nhận thành quả tích cực trong phòng chống dịch bệnh, các biện pháp cách ly từng bước được điều chỉnh phù hợp để dần đưa các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội được trở lại bình thường, tâm lý người dân ngày càng vui mừng, phấn khởi. Vì thế mà nhu cầu đi lại trong thời gian trước, trong và sau dịp lễ 30/4 và 1/5 năm nay sẽ gia tăng cao hơn so với trước.
Nhận định tình hình này, hôm qua, ngày 23/4/2020, Thủ tướng Chính phủ gửi Công điện 480/CĐ-TTg đến các Bộ, ngành, cơ quan liên quan yêu cầu thực hiện các biện pháp đảm bảo trật tự, an toàn giao thông.
Ảnh minh họa. Nguồn: VOV và Người Đưa tin
Trong đó, Thủ tướng có yêu cầu các cơ quan, Bộ, ngành liên quan cần phải thường xuyên kiểm tra, ngăn chặn và xử lý nghiêm 10 lỗi vi phạm giao thông sau đây.
Mình cập nhật thêm cho các mẹ về mức xử phạt đối với 10 lỗi này áp dụng cho các loại phương tiện thông dụng là xe gắn máy, mô tô và ô tô theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.
#1. Uống rượu bia khi lái xe (vi phạm nồng độ cồn)
* Đối với người lái ô tô:
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe (GPLX) từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Phạt tiền từ 16 triệu đồng đến 18 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 50 miligam/100 mililít máu đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến 0,4 miligam/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.

Ảnh minh họa. Nguồn: An ninh Thủ đô
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy:
– Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 10 tháng đến 12 tháng.
– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 50 miligam/100 mililít máu đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở đến 0,4 miligam/1 lít khí thở và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 16 tháng đến 18 tháng.
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng nếu lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn của người thi hành công vụ và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.
#2. Sử dụng m a t ú y khi lái xe
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 40 triệu đồng đối với hành vi lái xe trên đường mà trong cơ thể có chất ma t ú y; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất m a túy của người thi hành công vụ và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng.
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đồng đối với hành vi lái xe trên đường mà trong cơ thể có chất m a tú y; hoặc không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma tú y của người thi hành công vụ và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 22 tháng đến 24 tháng
#3. Chở quá số người quy định
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng đối với hành vi chở người trên buồng lái quá số lượng quy định.
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng đối với hành vi chở theo 02 người trên xe, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 14 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
#4. Chạy quá tốc độ
* Đối với người lái ô tô:
– Phạt tiền từ 800 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
– Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
– Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h đến 35 km/h và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 12 triệu đồng đối với hành vi không chú ý quan sát, lái xe chạy quá tốc độ gây tai nạn; hoặc chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ; hoặc lái xe chạy quá tốc độ trên 35 km/h và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng. Riêng với trường hợp lái xe chạy quá tốc độ trên 35 km/h mà tái phạm sẽ tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng.
Ảnh minh họa. Nguồn: PLO
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy:
– Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h.
– Phạt tiền từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h.
– Phạt tiền từ 4 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với hành vi chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h trở lên; hoặc không chú ý quan sát, lái xe chạy quá tốc độ gây tai nạn và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
#5. Đi không đúng phần đường, làn đường
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 400 ngàn đồng đến 600 ngàn đồng.
#6. Vượt đèn đỏ (vi phạm tín hiệu giao thông)
Ảnh minh họa. Nguồn: PLO
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng.
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu vi phạm mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
#7. Sử dụng điện thoại khi lái xe
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu vi phạm lỗi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
Ảnh minh họa. Nguồn: SGGP
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 600 ngàn đồng đến 1 triệu đồng và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 01 tháng đến 03 tháng. Nếu vi phạm lỗi này mà gây tai nạn giao thông thì bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
#8. Dừng, đỗ xe không đúng nơi quy định
* Đối với người lái ô tô: Phạt tiền từ 6 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trên đường cao tốc không đúng nơi quy định và bị tước quyền sử dụng GPLX từ 02 tháng đến 04 tháng.
* Đối với người lái mô tô, xe gắn máy: Phạt tiền từ 600 ngàn đồng đến 800 ngàn đồng đối với hành vi dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định.
#9. Không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe gắn máy
Phạt tiền từ 200 ngàn đồng đến 300 ngàn đồng. Mức phạt này cũng áp dụng trong trường hợp đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
#10. Tụ tập đua xe trái phép
Ảnh Internet
– Phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép.
– Phạt tiền từ 7 triệu đồng đến 8 triệu đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép và tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng, đồng thời tịch thu xe.
– Phạt tiền từ 8 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với người đua xe ô tô trái phép và tước quyền sử dụng GPLX từ 03 tháng đến 05 tháng, đồng thời tịch thu xe.
Ngoài ra, Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu xử lý nghiêm các trường hợp xe khách tăng giá vé trái quy định, chở quá số người theo quy định…
Mẹ xem xong, nhắc người nhà lẫn bản thân, lái xe cẩn thận trong mùa lễ nhé!