
Bán Hạ Nam
331 lượt xemBán hạ nam thường được sử dụng để điều trị chứng ho có đờm, ho do đàm thấp và ho do viêm phế quản. Đồng thời, vị thuốc này còn được dùng với mục đích chống nôn. Tuy nhiên, khi sử dụng bán hạ nam trị bệnh, người bệnh nên hết sức thận trọng bởi cây có chứa độc tính có thể gây ngứa hoặc tê.
Cây bán hạ nam
1. Tên gọi – phân nhóm
+ Tên khác: Bán hạ ba thùy, nam tinh, củ chóc, ba chìa
+ Tên khoa học: Typhonium trilobatum
+ Họ: Ráy (Araceae)
2. Đặc điểm sinh thái
Mô tả
Cây bán hạ nam là loại cỏ không có thân. Lá hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy. Lá cây bán hạ nam có chiều dài 4 – 15 cm và rộng 3,5 – 9 cm. Bông mo với phần trần dài 17 – 27 mm và phần hoa đực dài 5 – 9 mm. Củ có hình cầu với đường kính 2 cm. Quả mọng có hình trứng với chiều dài 6 mm.
Phân bố
Cây bán hạ nam là loại cỏ không có thân. Lá hình mác, hình tim hoặc chia 3 thùy. Lá cây bán hạ nam có chiều dài 4 – 15 cm và rộng 3,5 – 9 cm. Bông mo với phần trần dài 17 – 27 mm và phần hoa đực dài 5 – 9 mm. Củ có hình cầu với đường kính 2 cm. Quả mọng có hình trứng với chiều dài 6 mm.
3. Bộ phận dùng, thu hái, sơ chế và bảo quản
Bộ phận dùng: Phần thân củ
Thu hái, sơ chế
Cây bán hạ nam thường được thu hoạch vào mùa đông, khi lá cây đã lụi. Lúc đó, phần củ sẽ được đào lên, bỏ phần rễ con và bổ đôi, phơi khô. Theo các chuyên gia Đông y, củ cây bán hạ nam chứa độc tính có thể gây ngứa hoặc tê nếu không được chế biến kỹ. Vì vậy, trước khi sử dụng, người bệnh cần chế biến cẩn thận.
Một số cách chế biến rễ (củ) cây bán hạ nam như:
- Cách 1: Sử dụng 1 kg củ bán hạ nam, thêm 0,1 kg bồ kết với 0,1 kg cam thảo. Tất cả thảo dược được rửa sạch, riêng củ bán hạ nam cần ngâm trong nước từ 2 – 3 ngày để ra hết chất nhớt gây ngứa. Sau đó, đổ ngập nước và đun sôi cho đến khi cạn nước. Cuối cùng, vớt ra đem sấy khô và để dành dùng dần.
- Cách 2: Dùng 1 kg củ bán hạ (củ đã được rửa sạch và ngâm trong nước nhiều ngày), 300 gram gừng tươi giã nát, 500 gram đường phèn cho vào thau. Sau đó, đổ ngập nước và ngâm trong 24 giờ. Tiếp đó, lấy rửa sạch và đồ cho chín. Cuối cùng, thái củ bán hạ nam thành từng lát mỏng rồi tiếp tục ngâm trong nước gừng với tỷ lệ 1 kg bán hạ : 150 gram gừng già. Sau 1 đêm ngâm, vớt củ bán hạ nam để ráo và lấy sao vàng.
Bảo quản: Để nơi khô ráo không được ẩm ướt, Bán hạ ít bị mối mọt. Nếu thấy mốc có thể lấy nước rửa sạch phơi khô, dùng Lưu hoàng xông, phơi khô, cất như cũ.
4. Thành phần hóa học
+ Coniine, Protoanemonin, Homogentisic acid, Nicotine, Aspartic acid, Glutamic acid, Arginine, b-Sitosterol, Cholesterol (Trung Dược Học).
+ Ephedrine (Haruji Oshio và cộng sự, Chem Pharm Bull 1978, 26 (7): 2096)
+ Choline, b-Sitosterol, Daucosterol (Vĩ Quan Chiếu Nhị, Dược Học Tạp Chí [Nhật Bản] 1962, (82): 766).
+ Homogentisic acid, Protocatechualdehyde (Triệu Cương, Trung Quốc Trung Dược tạp Chí 1990, 15 (3): 146).
5. Tính vị
+ Vị cay, tính bình (Bản Kinh).
+ Sống: tính hơi hàn; Chín: có độc (Biệt Lục).
+ Rất độc (Dược Tính Bản Thảo).
+ Vị cay tính ấm, có độc (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
6. Quy kinh
+ Vào kinh Phế, tỳ, Vị (Lôi Công Bào Chích Luận).
+ Vào kinh thủ Dương minh Vị, thủ Thái âm Phế, thủ Thiếu âm Tâm (Bản Thảo Hối Ngôn).
+ Vào kinh tỳ, Vị (Lâm Sàng Thường Dụng Trung Dược Thủ Sách).
7. Tác dụng dược lý
+ Tác dụng cầm nôn: Bán hạ chế thành hoàn và nước sắc Bán hạ có tác dụng cầm nôn. Cao lỏng Bán hạ, bột Bán hạ (chế với nhiệt độ cao) cũng có tác dụng cầm nôn. Nhưng Bán hạ sống ngược lại, lại có tác dụng gây nôn (Trung Dược Học).
+ Tác dụng giảm ho: Nước sắc Bán hạ cho mèo được gây ho nhân tạo uống, có tác dụng giảm ho nhưng k m Codein. Thuốc cũng có tác dụng giảm ho nếu chích vào tĩnh mạch. Chế phẩm của Bán hạ cho thỏ uống, có tác dụng làm giảm bớt tiết nước miếng do chất Pilocarpine. Chế phẩm của Bán hạ cho chuột cống được gây bụi phổi uống, kết quả phân tích tế bào chứng minh thuốc có tác dụng làm chậm quá trình bệnh. Cho dùng thuốc càng sớm, kết quả càng tốt (Trung Dược Học).
+ Bán hạ có tác dụng giải độc đối với trường hợp nhiễm độc Strychnin và Acetycholin (Trung Dược Học).
+ Protein Bán hạ với liều 30mg/kg đối với chuột nhắt, có tác dụng chống việc có thai sớm. Bán hạ sống ngâm kiệt có tác dụng chống rối loạn nhịp tim đối với súc cật thực nghiệm (Trung Dược Học).
+ Cồn loãng hoặc nước ngâm kiệt Chưởng diệp Bán hạ (Pinellia pedatisect Schott) có tác dụng ức chế rõ rệt đối với ung thư và tế bào Hela trên súc vật thí nghiệm (Trung Dược Học).
Thành phần độc của Bán hạ khó hòa tan trong nước, còn thành phần có tác dụng cầm nôn và giảm ho có thể hòa ào nước nóng. Thành phần có độc không bị phá hủy bởi nước Gừng đơn độc mà bị Bạch phàn (Phèn chua) làm cho hết độc (Trung Dược Học).
Độc tính: Liều LD50 của Bán hạ sống chích vào màng bụng chuột là 13g/kg. Bán hạ sống uống quá liều dễ bị ngộ độc. Ăn Bán hạ sống miệng lưỡi có cảm giác tê. Uống liều lớn làm cho miệng và họng có cảm giác tê, cay mạnh, ngứa, nóng bỏng, sưng, tiết nước miếng, muốn nôn, nôn, nói ngọng, khan tiếng, miệng há ra khó. Trường hợp nặng sẽ bị nghẹt thở, khó thở dẫn đến tử vong (Sổ Tay Lâm Sàng Trung Dược).
8. Cách dùng, liều lượng
Dùng dưới dạng thuốc sắc, thuốc hoàn hoặc thuốc tán. Mỗi ngày chỉ nên dùng 4 – 12 gram.
9. Bài thuốc
+ Bài thuốc “Nhị trần thang” chữa ho, đờm nhiều hoặc ho lâu ngày, vị khí xông vùng thượng vị, gây nôn lợm
Bán hạ đã qua chế biến 12 gram, cam thảo 8 gram, bạch phục linh 10 gram, trần bì 10 gram. Sắc uống
+ Chữa ho có nhiều đờm, nôn mửa, thượng bị trướng tức
Sử dụng 250 gram bán hạ nam (chế), 75 gram cam thảo, 250 gram bạch phục linh và 250 gram trần bì. Tất cả các vị thuốc đã được nghiền mịn và trộn chung với sinh khương. Mỗi ngày uống 2 lần và mỗi lần uống từ 9 – 15 gram.
+ Điều trị bệnh hen suyễn lâu ngày, ho và khó thở
- Cách 1: Bán hạ nam, hạnh nhân và tô tử mỗi vị 8 gram sắc chung với bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram.
- Cách 2: Sử dụng 12 gram bán hạ nam và 8 gram ma hoàng đã bỏ rễ, chích mật ong với bồ kết đã bỏ hạt sao vàng. Đem tất cả nguyên liệu đi tán mịn, bảo quản trong lọ thủy tinh dùng dần. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần lấy 2 – 3 gram bột thuốc hòa tan nước ấm và uống. Uống liên tục cho đến khi bệnh có dấu hiệu thuyên giảm.
Thuốc sắc từ bán hạ nam chữa bệnh hen suyễn, ho, khó thở
+ Trị ho có đờm, sốt kèm theo ho, khó thở và miệng khát
Sử dụng 6 gram bán hạ nam (chế), 8 gram đình lịch, 8 gram ma hoàng, 8 gram tô tử, 10 gram hạnh nhân, 10 gram xạ can, 12 gram đại táo, 4 gram sinh khương và 20 gram thạch cao. Sắc uống đến khi hết triệu chứng bệnh thì ngưng.
+ Chữa hen suyễn lâu ngày, thiếu máu và da xanh xao
Bán hạ nam (chế) 8 gram, cam thảo, trần bì và phục linh mỗi vị 10 gram, thục địa và đương quy, mỗi vị 12 gram. Sắc uống.
+ Điều trị viêm phế quản mạn tính, đờm nhiều và khí suyễn
- Cách 1: Dùng 15 gram bán hạ nam (chế), 10 gram bạch thược, 10 gram ma hoàng, 5 gram quế chi, 5 gram sinh cam thảo, 5 gram can khương, 5 gram tế tân, 5 gram, ngũ vị tử. Sắc thuốc uống. Sử dụng liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh giảm dần.
- Cách 2: Bán hạ nam (chế) 15 gram, cam thảo 10 gram, tô tử 15 gram, trần bì 10 gram. Sắc uống.
+ Trị chứng buồn nôn, đầy trướng bụng
Sử dụng bán hạ nam, cam thảo, bạch linh và trần bì, mỗi vị 12 gram sắc chung với 12 gram sinh khương. Hoặc cũng có thể dùng 40 gram bán hạ nam (chế), 32 gram phèn chi và 28 gram chỉ xác. Sắc mỗi ngày 1 thang.
+ Chữa tâm hồi hộp, đờm hàn, ho, chứng khó ngủ
Bán hạ nam (chế) 8 gram sắc với trúc nhựa 8 gram, bạch linh, trần bì và cam thảo, mỗi vị 10 gram
+ Trị rắn cắn, ong đốt
Rửa sạch củ bán hạ nam, gọt vỏ, giã nát và đắp lên chỗ bị ong đốt. Đối với trường hợp rắn cắn, đầu tiên cần loại bỏ hết chất độc rồi đắp củ bạn hạ nam đã giã nát lên. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần theo dõi, tránh trường hợp chất độc còn sót lại gây nguy hại đến tính mạng.
Các bài thuốc chữa bệnh từ cây bán hạ nam chỉ mang tính chất tham khảo. Vì vậy, người bệnh không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý từ bác sĩ hoặc thầy thuốc có kiến thức chuyên môn.
10. Lưu ý
Theo dược lý đích sinh dược học (Nhật Bản 1933) dịch chiết cồn của cây bán hạ nam có thể gây hưng phấn đối với mạt tiểu thần kinh dẫn đến hiện tượng co quắp ở động vật. Đồng thời, cây cũng gây ngứa và tê. Vì vậy, người bệnh nên cẩn thận khi sử dụng. Đặc biệt là phụ nữ có thai, đang cho con bú, người có chứng táo nhiệt và trẻ em.