Ngó Sen
22 11/19
22/11/2019

Ngó Sen

183 lượt xem

Trong y học cổ truyền và kinh nghiệm dân gian, ngó sen được dùng với tên thuốc là liên ngẫu, có vị ngọt, hơi sít do chất nhựa, tính mát bình, không độc. Dược liệu để sống thì hàn, nấu chín thì ôn, có tác dụng cầm máu là chủ yếu, bổ huyết và điều kinh,…

1. Tên gọi – phân nhóm

Tên gọi khác: Liên ngẫu

Tên khoa học: Nodus Rhiiomatis Loti.

Họ: Sen (Nelumbonaceae)

2. Đặc điểm 

Ngó sen là thân rễ thắt khúc từng đoạn của cây sen, mọc ngập trong bùn ở ao, đầm, hồ, có đường kính 3 – 5cm, mặt ngoài màu vàng nâu nhạt, mặt cắt có những khoang trống xếp theo hình nan hoa. Ngó sen chứa đến 70% tinh bột và nhiều chất khác. Ngó sen được sử dụng nhiều nhất trong các món ăn như: muối chua ăn sống, nấu lẩu, nấu canh, làm món xào, món gỏi… rất ngon miệng và thanh mát. Ngoài ra ngó sen còn được dùng để chữa bệnh.

Ngó sen vừa làm thực phẩm và có tác dụng làm thuốc

3. Thu hái – sơ chế

Thu hái: Theo thời vụ, một năm có hai vụ thu hoạch: tháng 1 dương lịch và tháng 6 dương lịch.

4. Thành phần hóa học

Trong ngó sen có asparagin 2% acginin, trigonelin, lyrocin, ête photphoric, glucoza, vitamin C. Trigonelin C-PLNO, kết tinh trong rượu loãng sẽ ngậm 1 phân tử nước. Nếu đun tới 100°C sẽ mất nước. Độ chảy 218o rất dễ tan trong nước, trong rượu, gần như không tan trong ête và clorofoc.

5. Tính vị

Vị ngọt, tính bình

6. Qui kinh

7. Tác dụng dược lý:

Có tác dụng cầm máu, bổ huyết và điều kinh

Dùng trong những trường hợp đi ngoài ra máu, tiểu tiện ra máu, nôn ra máu, chảy máu cam, tử cung xuất huyết.

8. Cách dùng và liều dùng:

Ngày dùng từ 6- 12g dưới dạng thuốc sắc.

9. Một số bài thuốc thường dùng từ ngó sen

Bài 1: Tác dụng thanh nhiệt, giải trừ nắng nóng: Ngó sen (loại tươi) 200 – 250g cắt thành đoạn ngắn, lá đạm trúc diệp 10g. Tất cả cho vào nồi, đổ nước nấu lấy nước uống thay nước trà trong ngày.

Bài 2: Trị cảm cúm, trúng nóng, trúng nắng khát nước: Ngó sen tươi 100g, mật ong, hoặc mật mía 50g. Ngó sen giã dập rồi vắt lấy nước hòa 60g mật mía, trộn đều để uống trong ngày.

Bài 3: Hỗ trợ điều trị ho lâu ngày, ho ra máu: Ngó sen 20g, lá trắc bá 20g, cỏ nhọ nồi 10g. Tất cả thái nhỏ, phơi khô, rửa sạch, cho vào ấm đổ 3 bát nước, đun nhỏ lửa còn 1 bát nước, chia 2 lần uống trong ngày. Dùng liền 10 ngày.

Bài 4: Trị đái dắt, đái buốt do nhiệt: Ngó sen tươi 500g, mía tươi 500g. Mía rửa sạch, róc vỏ, cắt vụn, ép lấy nước. Ngó sen rửa sạch, bỏ đốt, thái vụn để vào bát to, đổ nước mía vào ngâm từ nửa ngày, lấy ngó sen ra xay nhuyễn, ép lấy nước, ngày uống 3 lần. Dùng liền 1 tuần. Hoặc ngó sen 30g, sinh địa 30g, củ cải 30g. Xay, ép, lọc lấy nước, mỗi lần 1 cốc (khoảng 100ml) uống với mật hoặc nước đường nóng.

Bài 5: Kinh nguyệt không đều: Ngó sen 20g, củ gấu 12g (rang cháy hết rễ và lông), phơi khô, tán nhỏ, rây bột mịn, trộn với mật ong hoàn viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống hai lần, mỗi lần 50 viên với nước nóng.

Bài 6: Trị chảy máu cam do nóng: Ngó sen tươi 200g rửa sạch, giã lấy nước uống trong ngày; hoặc đem ngó sen cắt khúc nấu canh để ăn giúp thanh nhiệt cơ thể.

Bài 7: Trị chảy máu chân răng, khai vị hỗ trợ tiêu hóa: Ngó sen 150g, đại táo 250g. Ngó sen rửa sạch, cắt đoạn, đại táo thái thành 2 – 4 lát. Cho 500ml nước vào nấu nhừ, gạn lấy nước uống. Dùng liền 10 ngày.

10. Lưu ý

  • Khi chọn mua ngó sen để làm thuốc, nấu ăn, người dùng nên chọn những sản phẩm tươi mới, có nguồn gốc rõ ràng;
  • Rửa sạch nguyên liệu trước khi chế biến;
  • Thận trọng khi sử dụng các bài thuốc ở phụ nữ có thai, người cao tuổi, trẻ nhỏ. Nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
huyhoang
huyhoang
Gửi tin nhắn cho chúng tôi